1. Động từ nối là gì? (Linking verbs)

✅ Tóm tắt:

Động từ nối là các động từ được dùng để diễn tả trạng thái của chủ ngữ thay vì diễn tả một hành động.

Sau động từ nối là một cụm tính từ hoặc một cụm danh từ, tuỳ theo động từ nối.

 

Động từ nối là gì?

? Động từ nối là các động từ được dùng để diễn tả trạng thái của chủ ngữ thay vì diễn tả một hành động.

Bình thường, để diễn tả trạng thái của chủ ngữ chúng ta dùng động từ "to be".

Để miêu tả về "thân phận, danh tính" của chủ ngữ, ta dùng một cụm danh từ theo sau "to be":

  • Adam is a 30-year-old man. → Adam có thân phận là "a 30-year-old man" → Adam là một người đàn ông 30 tuổi. 

Để miêu tả về "tính chất" của chủ ngữ, ta dùng một cụm danh từ theo sau "to be":

  • Jenny was scared of thunder. → Jenny có tính chất là "scared of thunder" → Jenny sợ tiếng sấm sét.

 

Ngoài động từ "to be" ra, chúng ta cũng có thể dùng các động từ nối khác để diễn tả trạng thái của chủ ngữ.

Ví dụ:

  • You seem happy. → You = happy → Bạn trông có vẻ hạnh phúc.

  • She sounded more confident than she felt. → She = more confident → Cô ấy nghe có vẻ tự tin hơn là cô ấy cảm thấy.

  • My father became a high school teacher at 22. → My father = high school teacher → Cha của tôi đã trở thành giáo viên trung học phổ thông ở tuổi 22.

 

Theo sau động từ nối có thể là một cụm tính từ hoặc một cụm danh từ, tuỳ theo nghĩa của động từ nối đó.

Ví dụ: theo sau động từ remain (vẫn duy trì) có thể là cụm tính từ hoặc cụm danh từ.

  • Train fares are likely to remain unchanged. = Vé tàu có thể sẽ vẫn duy trì không đổi.
    → Sau động từ nối remain là cụm tính từ unchanged.

  • They remained good friends in spite of their quarrels. = Họ vẫn duy trìbạn tốt mặc dù những trận cãi vã.
    → Sau động từ nối remain là cụm danh từ good friends.

Ví dụ: theo sau động từ get (trở nên) chỉ có thể dùng cụm tính từ, không dùng cụm danh từ.

  • She got very excited when she heard the news. = Cô ấy trở nên rất hứng khởi khi cô ấy nghe thấy tin đó.
    → Sau động từ nối get là cụm tính từ very excited.

They remained good friends in spite of their quarrel.

They remained good friends in spite of their quarrel.

 

2. Một số động từ nối thường gặp

Một số động từ nối thường gặp là:

  • be : là
  • feel : cảm thấy
  • look : trông có vẻ
  • sound : nghe có vẻ
  • smell : ngửi thấy có vẻ
  • taste : nếm có vẻ
  • appear : trông có vẻ
  • seem : có vẻ
  • prove ; hoá ra
  • grow : lớn lên
  • remain : giữ nguyên
  • stay : giữ nguyên
  • become : trở nên
  • get:  trở nên
  • turn : trở nên

Ví dụ:

  • I feel sorry for his loss.
    Tôi cảm thấy rất tiếc trước sự mất mát của anh ấy.

  • Dinner smells good.
    Bữa tối ngửi thấy có vẻ ngon.

  • Everything appeared normal at first.
    Mọi chuyện lúc đầu có vẻ bình thường.
  • He never stays angry for long.
    Anh ấy không bao giờ giữ tức giận quá lâu.

  • The weather has turned cold.
    Trời đã trở lạnh.

Dinner smells good.

Dinner smells good.

 

3. Cách nhận biết động từ nối

✅ Tóm tắt:

Có một số từ vừa là động từ thường, vừa là động từ nối.

Để biết một động từ là động từ thường hay là động từ nối: hãy thử thay thế động từ đó bằng to be; nếu sau khi thay vào mà nghĩa vẫn không đổi thì đó chính là một động từ nối.

 

Lưu ý là trong danh sách trên, có một số từ vừa là động từ thường, vừa là động từ nối.

Hãy thử xem các ví dụ sau:

  • He looks tired. → He = tired → Anh ấy trông cỏ vẻ mệt mỏi (nói về anh ấy trông như thế nào) 
    → đây là động từ nối

  • If you look carefully, you can see the river. → you ≠ carefully → Nếu bạn nhìn kỹ, bạn có thể thấy được con sông (đang nói đến hành động nhìn bằng mắt) 
    → đây là động từ thường

  • The pizza tastes good. → pizza = good → Pizza ngon (nói về hương vị của pizza)
    → đây là động từ nối

  • Jamie Oliver can taste well. → Jamie Oliver ≠ well (khỏe) → Jamie Oliver có thể nếm tốt (vị giác nhạy)
    → đây là động từ thường

The pizza tastes good.

The pizza tastes good.

 

Mẹo để biết một động từ là động từ thường hay là động từ nối: hãy thử thay thế động từ đó bằng to be; nếu sau khi thay vào mà câu vẫn đúng ngữ pháp và nghĩa của câu vẫn tương đương thì đó chính là một động từ nối.

Ví dụ 1:

  • He looks tired = He is tired.
    Anh ấy trông có vẻ mệt mỏi = Anh ấy mệt mỏi.
    → Động từ look trong câu này là động từ nối.
     
  • If you look carefully, you can see the river ≠ If you are carefully, you can see the river.
    Nếu bạn nhìn kĩ, bạn có thể nhìn thấy con sông ≠ (câu sai ngữ pháp)
    → Khi thay thế bằng động từ to be thì câu không đúng ngữ pháp, vì vậy động từ look trong câu này không phải là động từ nối.

Ví dụ 2:

  • The pizza tastes good. = The pizza is good.
    Bánh pizza ăn thấy ngon. = Bánh pizza ngon.
    → Động từ taste trong câu này là động từ nối.
     
  • Jamie Oliver can taste well. ≠ Jamie Oliver can be well.
    Jamie Oliver có thể nếm đồ ăn rất chuẩn ≠ Jamie Oliver có thể khoẻ.
    → Khi thay thế bằng động từ to be thì câu đúng ngữ pháp, nhưng ý nghĩa đã bị thay đổi, vì vậy động từ taste trong câu này không phải là động từ nối.

 

4. Sử dụng các thì tiếp diễn cho động từ nối

✅ Tóm tắt:

Đa số các động từ nối đều không được chia thì tiếp diễn.

Tuy nhiên vẫn có một số động từ nối có thể chia thì tiếp diễn, đó là những động từ nối chỉ về sự thay đổi trạng thái. Đối với những từ này, ta có thể dùng thì tiếp diễn để nhấn mạnh rằng sự thay đổi trạng thái là diễn ra dần dần hay từ từ.

 

Đa số các động từ nối đều không được chia thì tiếp diễn.

  • Ví dụ đúng: You seem happy.
  • Ví dụ sau: You are seeming happy.

Tuy nhiên vẫn có một số động từ nối có thể chia thì tiếp diễn, đó là những động từ nối chỉ về sự thay đổi trạng thái. Đối với những từ này, ta có thể dùng thì tiếp diễn để nhấn mạnh rằng sự thay đổi trạng thái là diễn ra dần dần hay từ từ.

Ví dụ:

  • She was becoming more and more confused.
    Cô ấy càng lúc càng trở nên bối rối hơn.
    → câu này chỉ sự thay đổi dần dần sang trạng thái "bối rối".
  • Work is getting harder every day.
    Công việc trở nên khó khăn hơn theo từng ngày.
    → câu này chỉ sự thay đổi dần dần sang trạng thái "khó khăn".

Trong những ví dụ trên, chúng ta vẫn có thể không dùng thì tiếp diễn. Lúc đó sắc thái nghĩa sẽ khác một chút:

  • She became more and more confused.
    Cô ấy càng lúc càng bối rối hơn.
    → câu này chỉ đơn thuần là mô tả sự thay đổi trạng thái sang "bối rối", không nhấn mạnh về "dần dần".
  • Work gets harder every day.
    Công việc trở nên khó khăn hơn theo từng ngày.
    → câu này chỉ đơn thuần mô tả điều mà người nói quan sát thấy: công việc sẽ khó lên theo thời gian.

Tuy nhiên, ta cũng nên lưu ý, đối với những trường hợp mà trạng thái không thể nào thay đổi "dần dần" được thì chúng ta dùng thì tiếp diễn sẽ không hợp lý về mặt ý nghĩa:

  • She became a doctor.
    Cô ấy đã trở thành bác sĩ.
  • She was becoming a doctor. (???)
    (không hợp lý về mặt ý nghĩa)

 

5. Tổng kết


? Ghi nhớ:

  • Động từ nối là các động từ được dùng để diễn tả trạng thái của chủ ngữ thay vì diễn tả một hành động.

  • Sau động từ nối là một cụm tính từ hoặc một cụm danh từ, tuỳ theo động từ nối.

  • Một số động từ nối thường gặp là: feel, look, sound, appear, remain, become, và một số động từ nối khác.

  • Có một số từ vừa là động từ thường, vừa là động từ nối. 

  • Để nhận biết một động từ là động từ thường hay là động từ nối: hãy thử thay thế động từ đó bằng to be;
    Nếu sau khi thay vào mà câu vẫn đúng ngữ pháp và nghĩa của câu vẫn tương đương thì đó chính là một động từ nối.

  • Đa số các động từ nối đều không được chia thì tiếp diễn.

    Tuy nhiên vẫn có một số động từ nối có thể chia thì tiếp diễn, đó là những động từ nối chỉ về sự thay đổi trạng thái. Đối với những từ này, ta có thể dùng thì tiếp diễn để nhấn mạnh rằng sự thay đổi trạng thái là diễn ra dần dần hay từ từ.

 


 

Động từ trong tiếng Anh có nhiều loại. Bạn có thể học chi tiết về từng loại trong các bài học dưới đây: