Như ở bài học Vị Trí và Chức Năng của Trạng Từ đã nhắc đến, trạng từ có thể phân loại thành một số loại khác nhau dựa trên chức năng của chúng.

Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại trạng từ: trạng từ chỉ nơi chốn, trạng từ chỉ mức độ, trạng từ chỉ tần suất, trạng từ hội tụ, trạng từ đánh giá và trạng từ chỉ quan điểm.

 

1. Trạng từ chỉ nơi chốn (Adverbs of Place)

Trạng từ chỉ nơi chốn là gì?

? Trạng từ chỉ nơi chốn được dùng để chỉ về nơi chốn hoặc phương hướng của một sự việc.

Trạng từ chỉ nơi chốn có thể bổ nghĩa cho động từ, tính từ, trạng từ, cụm danh từ.

Ví dụ:

  • Do you live here? = Bạn có sống ở đây không?
    → Trạng từ here chỉ nơi chốn của live

  • The car is parked nearby. = Chiếc xe được đỗ ở gần đây.
    → Trạng từ nearby chỉ nơi chốn của parked

Thông thường, mỗi trạng từ chỉ nơi chốn vừa có nghĩa nơi chốn cố định, vừa có nghĩa phương hướng:

  • What are they doing upstairs? = Họ đang làm gì trên lầu vậy?
    → Trạng từ upstairs chỉ nơi chốn của doing

  • Please go upstairs. = Xin hãy đi lên lầu.
    → Trạng từ upstairs chỉ phương hướng của go

The car is parked nearby.

The car is parked nearby.

 

Vị trí của trạng từ chỉ nơi chốn

Khi bổ nghĩa cho động từ:

  • Sau động từ, và nếu động từ có tân ngữ thì sau cả tân ngữ (phổ biến nhất):

    • She used to live there. → đứng sau động từ live

    • You can wash the vegetables there. → đứng sau tân ngữ the vegetables

  • Trước chủ ngữ (thường chỉ dùng trong văn viết, ít dùng trong văn nói):

    • Here she comes. → đứng trước chủ ngữ she

Khi bổ nghĩa cho cụm danh từ:

  • Sau danh từ mà nó bổ nghĩa:

    • The food here is delicious.

Một số trạng từ chỉ nơi chốn thường gặp

  • here = ở đây / đến đây
  • there = ở đó / đến đó
  • nearby = ở gần đây
  • everywhere = mọi nơi
  • anywhere = bất kỳ đâu
  • upstairs = trên lầu / lên lầu
  • downstairs = dưới lầu / xuống dưới lầu

Lưu ý: có một số giới từ chỉ nơi chốn đều có thể đóng vai trò làm trạng từ chỉ nơi chốn. Ví dụ: in, on, off, around, behind, inside, up, down, over.

Tuy nhiên,chức năng ngữ pháp của giới từtrạng từ là khác nhau, vì vậy chúng ta cần phân biệt rõ để không nhầm lẫn cách dùng:

  • Giới từ: sau giới từ bắt buộc phải có một cụm danh từ, đại từ, hoặc V-ing
  • Trạng từ: đứng độc lập

Ví dụ:

  • The man got in his car. → sau in có cụm danh từ his carin ở đây là giới từ
  • Please come in. → in đứng độc lập → in ở đây là trạng từ

Please come in.

Please come in.

Cách đặt câu hỏi về nơi chốn

Để đặt câu hỏi về nơi chốn hay phương hướng của hành động nào đó, chúng ta có thể dùng trạng từ nghi vấn where:

  • Where do you live? (Bạn sống ở đâu?)
    → I live here. (Tôi sống ở đây)
  • Where did the meeting take place? (Buổi họp đã diễn ra ở đâu?)
    → The meeting took place in the main conference room. (Buổi họp đã diễn ra tại hội trường chính)
  • Where did the kids go? (Mấy đứa nhỏ đi đâu rồi?)
    → They went upstairs. (Chúng nó đi lên lầu rồi)
  • Where are you going? (Bạn đang đi đâu vậy?)
    → I'm going to the library. (Tôi đang đi đến thư viện)

Bạn có thể học chi tiết về cách đặt câu nghi vấn ở bài học Câu Trần thuật & Câu Nghi vấn.

 

2. Trạng từ chỉ thời gian (Adverbs of Time)

Trạng từ chỉ thời gian là gì?

? Trạng từ chỉ thời gian được dùng để cho biết một sự việc diễn ra vào lúc nào.

Trạng từ chỉ thời gian có thể bổ nghĩa cho động từ, tính từ, trạng từ, cụm danh từ.

Ví dụ:

  • Did you see her yesterday? = Hôm qua bạn có trông thấy cô ấy không?
    → Trạng từ yesterday chỉ thời gian của see

  • We should leave now. = Chúng ta nên về bây giờ.
    → Trạng từ now chỉ thời gian của leave

  • Recently she has been very busy. = Gần đây cô ấy rất bận.
    → Trạng từ recently chỉ thời gian của be

Vị trí của trạng từ chỉ thời gian

Khi bổ nghĩa cho động từ:

  • Sau động từ, và nếu động từ có tân ngữ thì sau cả tân ngữ (phổ biến nhất):

    • I'll leave today. → đứng sau động từ leave

    • I'll start work today. → đứng sau tân ngữ work

  • Trước chủ ngữ (chỉ khi chúng ta muốn nhấn mạnh thời gian):

    • Yesterday he met his long lost daughter. → đứng trước chủ ngữ he

Khi bổ nghĩa cho cụm danh từ:

  • Sau danh từ mà nó bổ nghĩa:

    • Young people today face a very difficult future at work.

I'll start work today.

Young people today face a very difficult future at work.

 

Một số trạng từ chỉ thời gian thường gặp

  • today = hôm nay
  • tonight = tối nay
  • yesterday = hôm qua
  • tomorrow = ngày mai
  • now = bây giờ
  • then = lúc đó
  • lately, recently = dạo gần đây
  • before = trước, trước đây
  • after, later = sau, sau này
  • meanwhile = trong lúc đó
  • since = kể từ đó
  • still = vẫn
  • yet = vẫn chưa (dùng trong câu phủ định), đã chưa (dùng trong câu nghi vấn)
  • already = đã rồi
  • soon = sắp sửa, sớm xảy ra

Cách đặt câu hỏi về thời gian

Để đặt câu hỏi về thời điểm xảy ra hành động nào đó, chúng ta có thể dùng trạng từ nghi vấn when:

  • When does the concert take place? (Buổi hòa nhạc sẽ diễn ra khi nào?)
    → The concert takes place tonight. (Buổi hòa nhạc sẽ diễn ra vào tối nay)
  • When did the package arrive? (Gói hàng đã tới lúc nào vậy?)
    → The package arrived last week. (Gói hàng đã tới vào tuần trước)
  • When did construction begin? (Việc xây dựng đã bắt đầu lúc nào?)
    → Construction began in January. (Việc xây dựng đã bắt đầu hồi tháng 1)

Để đặt câu hỏi về khoảng thời gian xảy ra hành động nào đó, chúng ta có thể dùng trạng từ nghi vấn how long:

  • How long is this movie? (Bộ phim này dài bao lâu?)
    → This movie is 2 hours long. (Bộ phim này dài 2 tiếng)
  • How long have you worked for this company? (Bạn đã làm việc cho công ty này bao lâu rồi?)
    → I have worked for this company for 15 years. (Tôi đã làm việc cho công ty này 15 năm)

Bạn có thể học chi tiết về cách đặt câu nghi vấn ở bài học Câu Trần thuật & Câu Nghi vấn.

 

3. Trạng từ chỉ tần suất (Adverbs of Frequency)

Trạng từ chỉ tần suất là gì?

? Trạng từ chỉ tần suất được dùng để cho biết mức độ thường xuyên mà một sự việc xảy ra.

Trạng từ chỉ tần suất có thể bổ nghĩa cho động từ, tính từ, trạng từ, cụm giới từ.

Ví dụ:

  • Sometimes she forgets to lock the door. = Đôi khi cô ấy quên đóng cửa.
    → Trạng từ sometimes chỉ mức độ thường xuyên của forgets

  • She always goes shopping after work. = Cô ấy luôn luôn đi mua sắm sau giờ làm.
    → Trạng từ always chỉ mức độ thường xuyên của goes

She always go shopping after work.

She always goes shopping after work.

 

Vị trí của trạng từ chỉ tần suất

Khi bổ nghĩa cho động từ:

  • Trước động từ (phổ biến nhất):

    • I usually go to school by bus. → đứng giữa chủ ngữ và động từ go

  • Trước chủ ngữ:

    • Sometimes she wears the boots. → đứng trước chủ ngữ she

  • Sau động từ, và nếu động từ có tân ngữ thì sau cả tân ngữ:

    • He doesn't read often. → đứng sau động từ read

    • We don't see our parents very often. → đứng sau tân ngữ our parents

  • Lưu ý: Một số trạng từ như always, ever, never thường chỉ đứng ở vị trí trước động từ, hầu như không bao giờ đứng ở đầu câu hay cuối câu:

    • He always brushes his teeth after eating. 

Khi bổ nghĩa cho tính từ, trạng từ, cụm danh từ, cụm giới từ:

  • Trước từ mà nó bổ nghĩa:
    • The fruit sold in this supermarket is always fresh. → bổ nghĩa cho tính từ fresh

Một số trạng từ chỉ tần suất thường gặp

  • always = luôn luôn
  • usually, frequently, often, a lot = thường xuyên
  • occasionally, sometimes = thỉnh thoảng, đôi khi
  • seldom, rarely = hiếm khi
  • never = không bao giờ

Dưới đây là hình minh hoạ tương đối về mức độ thường xuyên mà các trạng từ trên miêu tả:

image-rounded

Cách đặt câu hỏi về tần suất

Để đặt câu hỏi về tần suất xảy ra hành động nào đó, chúng ta có thể dùng trạng từ nghi vấn how often:

  • How often does she go shopping after work? (Cô ấy đi mua sắm sau giờ làm việc thường xuyên như thế nào?)
    → She always goes shopping after work. (Cô ấy luôn luôn đi mua sắm sau giờ làm việc)
  • How often should he report to his supervisor? (Anh ấy nên báo cáo cho quản lý của mình thường xuyên như thế nào?)
    → He should report to his supervisor every Friday. (Anh ấy nên báo cáo cho quản lý của mình thứ sáu hàng tuần)
  • How often does he play basketball with his friends? (Anh ấy chơi bóng rổ với bạn của mình thường xuyên như thế nào?)
    → He plays basketball with his friends three times a week. (Anh ấy chơi bóng rổ với bạn của mình 3 lần một tuần)

Bạn có thể học chi tiết về cách đặt câu nghi vấn ở bài học Câu Trần thuật & Câu Nghi vấn.

 

4. Trạng từ hội tụ (Adverbs of Focusing)

Trạng từ hội tụ là gì?

? Trạng từ hội tụ được dùng để "khoanh vùng phạm vi" của một cái gì đó trong câu.

Trạng từ hội tụ có thể bổ nghĩa cho động từ, tính từ, trạng từ, cụm danh từ, cụm giới từ.

Ví dụ:

  • I just want to ask you what you thought. = Tôi chỉ muốn hỏi xem bạn nghĩ gì.
    → Trạng từ just khoanh vùng phạm vi của hành động want

  • Only adults over 22 years old are permitted. = Chỉ người trưởng thành trên 22 tuổi được cho phép vào.
    → Trạng từ only khoanh vùng phạm vi của cụm danh từ adults over 22 years old

Vị trí của trạng từ hội tụ

Trạng từ hội tụ đứng ở trước từ hoặc cụm từ mà nó bổ nghĩa:

  • Only my phone can make calls to family in this area.
    → bổ nghĩa cho my phone: chỉ có điện thoại của tôi, không phải những cái khác.

  • My phone can only make calls to family in this area.
    → bổ nghĩa cho make calls: chỉ có mỗi chức năng là gọi điện.

  • My phone can make calls only to family in this area. 
    → bổ nghĩa cho to family: chỉ đến gia đình, không đến người khác.

  • My phone can make calls to family only in this area.
    → bổ nghĩa cho in this area: chỉ trong khu vực này, không phải ở khu vực khác.

I just want to ask you what you thought.

I just want to ask you what you thought.

 

Một số trạng từ hội tụ thường gặp

  • just, simply = chỉ là, đơn giản là
  • only = chỉ
  • even = thậm chí, ngay cả
  • particularly, especially = đặc biệt là
  • mainly = chủ yếu là
  • generally, largely = nói chung là, tổng quát là

 

5. Trạng từ chỉ mức độ chắc chắn (Adverbs of Certainty)

Trạng từ chỉ mức độ chắc chắn là gì?

? Trạng từ chỉ mức độ chắc chắn là những trạng từ thường được dùng để thể hiện mức độ chắn chắc của một sự việc.

Trạng từ chỉ mức độ chắc chắn có thể bổ nghĩa cho động từ, tính từ, trạng từ, cụm danh từ, cụm giới từ.

Ví dụ:

  • Her story is probably true. = Câu chuyện của cô ấy chắc là thật.
    → Trạng từ probably chỉ khả năng của true.

  • Maybe Steven will go to the party. = Có lẽ Steven đến bữa tiệc.
    → Trạng từ maybe chỉ khả năng của will go.

Vị trí của trạng từ chỉ mức độ chắc chắn

Khi bổ nghĩa cho động từ:

  • Trước động từ:

    • It will likely rain. → đứng giữa chủ ngữ it và động từ rain

  • Trước chủ ngữ (riêng đối với maybe perhaps):

    • Perhaps the child wants to go home. → đứng trước chủ ngữ the child

Khi bổ nghĩa cho tính từ, trạng từ, cụm danh từ, cụm giới từ:

  • Trước từ mà nó bổ nghĩa:
    • The thing you saw in the forest was probably a bear. → bổ nghĩa cho cụm danh từ a bear

 

Một số trạng từ chỉ mức độ chắc chắn thường gặp

  • certainly = chắc chắn
  • likely = có nhiều khả năng
  • probably = chắc là
  • maybe, perhaps = có thể là

 

6. Trạng từ đánh giá (Evaluative Adverbs) và Trạng từ chỉ quan điểm (Adverbs of Viewpoint)

Trạng từ đánh giá và Trạng từ chỉ quan điểm là gì?

? Trạng từ đánh giá và Trạng từ chỉ quan điểm là những trạng từ thường được dùng để thể hiện sự đánh giá hoặc quan điểm cá nhân.

Trạng từ đánh giá và Trạng từ chỉ quan điểm bổ nghĩa cho cả câu.

Ví dụ:

  • Unfortunately, I forgot to bring the coat with me. = Thật không may là tôi đã quên mang theo áo khoác.
    → đánh giá về tình huống

  • Personally, I prefer the blue hat. = Cá nhân tôi thì tôi thích cái nón màu xanh dương hơn.
    → đưa ra quan điểm cá nhân

Vị trí của trạng từ đánh giá và trạng từ chỉ quan điểm

Trạng từ trạng từ đánh giá và trạng từ chỉ quan điểm có thể đứng ở các vị trí sau:

  • Đầu câu:

    • Personally, I hate that color. → thể hiện quan điểm

  • Trước động từ:

    • She, unfortunately, believed him again. → đưa ra đánh giá

  • Cuối câu (chỉ dùng trong các tình huống thân mật, không trang trọng):

    • They missed the bus, apparently. → đưa ra đánh giá

 

7. Trạng từ liên kết (Conjunctive Adverbs)

Trạng từ liên kết là gì?

? Trạng từ liên kết là những trạng từ được dùng để thể hiện rằng một câu có liên kết ý nghĩa gì đó với câu đứng trước đó.

Trạng từ liên kết bổ nghĩa cho cả câu.

Ví dụ:

  • There is still much to discuss. Therefore, we will return to this item at our next meeting. = Vẫn còn nhiều thứ để thảo luận. Vì vậy, chúng ta sẽ trở lại điểm này vào cuộc họp tiếp theo.
    → câu sau là hệ quả của câu trước
  • We believed the figures were correct. However, we have discovered some errors. = Chúng tôi nghĩ rằng số liệu đã đúng hết. Tuy nhiên, chúng tôi đã phát hiện có sai sót.
    → câu sau tương phản với câu trước

Vị trí của trạng từ liên kết

Trạng từ liên kết thường đứng ở đầu câu thứ hai:

  • We believed the figures were correct. However, we have discovered some errors.

Một số trạng từ liên kết cũng có thể đứng ở vị trí trước động từ và cuối câu:

  • We believed the figures were correct. We have, however, discovered some errors.
  • We believed the figures were correct. We have discovered some errors, however.

Một số trạng từ liên kết thường gặp

  • Trạng từ liên kết chỉ kết quả, hệ quả:
    • consequently
    • hence
    • then
    • therefore
    • thus
      (tất cả đều có nghĩa là "vì vậy, vì thế")
  • Trạng từ chỉ sự tương phản, đối lập:
    • however
    • nevertheless
    • nonetheless
    • regardless
    • still
      (tất cả đều có nghĩa là "tuy nhiên, dù vậy")
  • Trạng từ bổ sung:
    • additionally
    • also
    • besides
    • furthermore
    • in addition
    • moreover
      (tất cả đều có nghĩa là "thêm vào đó, ngoài ra")
  • Trạng từ chỉ sự so sánh:
    • likewise
    • similarly
      (tất cả đều có nghĩa là "tương tự như vậy")
  • Trạng từ chỉ thứ tự sự việc:
    • first = firstly = đầu tiên
    • next = tiếp theo
    • then = tiếp theo
    • finally = cuối cùng

 

8. Tổng kết


? Ghi nhớ:

  • Trạng từ chỉ nơi chốn được dùng để chỉ về nơi chốn hoặc phương hướng của một sự việc.

  • Trạng từ chỉ nơi chốn có thể đứng ở các vị trí sau:

    • Bổ nghĩa cho động từ: sau động từ, trước chủ ngữ (ít khi dùng trong văn nói)

    • Bổ nghĩa cho cụm danh từ: sau từ được bổ nghĩa

  • Trạng từ chỉ thời gian được dùng để cho biết một sự việc diễn ra vào lúc nào.

  • Trạng từ chỉ thời gian có thể đứng ở các vị trí sau:

    • Bổ nghĩa cho động từ: sau động từ, trước chủ ngữ (ít khi dùng trong văn nói)

    • Bổ nghĩa cho cụm danh từ: sau từ được bổ nghĩa

  • Trạng từ chỉ tần suất được dùng để cho biết mức độ thường xuyên mà một sự việc xảy ra.

  • Trạng từ chỉ tần suất có thể đứng ở các vị trí sau:

    • Bổ nghĩa cho động từ: trước động từ, trước chủ ngữ, sau động từ

    • Bổ nghĩa cho tính từ, trạng từ, cụm danh từ, cụm giới từ: trước từ được bổ nghĩa

  • Trạng từ hội tụ được dùng để "khoanh vùng phạm vi" của một cái gì đó trong câu.

  • Trạng từ hội tụ bổ nghĩa cho cho động từ, tính từ, trạng từ, cụm danh từ, đại từ, từ hạn định, và nó đứng ở trước từ hay cụm từ mà nó bổ nghĩa.

  • Trạng từ chỉ mức độ chắc chắn được dùng để thể hiện mức độ chắn chắc của một sự việc.

  • Trạng từ chỉ mức độ chắc chắn có thể đứng ở các vị trí sau:

    • Bổ nghĩa cho động từ: trước động từ, trước chủ ngữ

    • Bổ nghĩa cho tính từ, trạng từ, cụm danh từ, cụm giới từ: trước từ được bổ nghĩa

  • Trạng từ đánh giá và Trạng từ chỉ quan điểm là những trạng từ được dùng để thể hiện đánh giá hoặc quan điểm cá nhân.

  • Trạng từ trạng từ đánh giá và trạng từ chỉ quan điểm bổ nghĩa cho cả câu, và có thể đứng ở các vị trí sau:

    • Đầu câu

    • Trước động từ

    • Cuối câu

  • Trạng từ liên kết là những trạng từ được dùng để thể hiện rằng một câu có liên kết ý nghĩa gì đó với câu đứng trước đó.

  • Trạng từ liên kết bổ nghĩa cho cả câu, và có thể đứng ở các vị trí sau:

    • Đầu câu (thông dụng nhất)

    • Trước động từ

    • Cuối câu

 


 

Trạng từ trong tiếng Anh có nhiều loại. Bạn có thể học chi tiết về từng loại trong các bài học dưới đây: