Mục lục:
- Liên từ phụ thuộc là gì?
- Vị trí của liên từ phụ thuộc và mệnh đề phụ thuộc
- Liên từ phụ thuộc về thời gian
- Liên từ phụ thuộc về nơi chốn
- Liên từ phụ thuộc chỉ nguyên nhân, lý do
- Liên từ phụ thuộc chỉ sự tương phản, đối lập
- Liên từ phụ thuộc chỉ sự so sánh
- Liên từ phụ thuộc chỉ mục đích
- Liên từ phụ thuộc chỉ sự giả định
- Liên từ phụ thuộc chỉ sự phân vân
- Liên từ phụ thuộc "that"
- Lưu ý các liên từ có nhiều nghĩa
- Tổng kết
1. Subordinating Conjunctions (liên từ phụ thuộc) là gì?
-
Liên từ phụ thuộc được dùng để nối 2 mệnh đề trong câu lại với nhau. Mệnh đề bắt đầu bằng liên từ phụ thuộc là mệnh đề phụ thuộc, mệnh đề còn lại là mệnh đề chính.
Ví dụ: I didn't go to school because it rained.-
because it rained → mệnh đề phụ thuộc
-
I didn't go to school → mệnh đề chính
-
-
Liên từ phụ thuộc thiết lập mối quan hệ giữa 2 mệnh đề trong câu.
Đó có thể là mối quan hệ nguyên nhân - kết quả; quan hệ điều kiện (trong các loại câu điều kiện) hoặc quan hệ trái ngược nhau về logic; vân vân... Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về từng loại này trong các mục tiếp theo dưới đây.
I didn't go to school because it rained.
2. Vị trí của liên từ phụ thuộc và mệnh đề phụ thuộc trong câu
-
Liên từ phụ thuộc đứng đầu mệnh đề phụ thuộc.
-
Because it rained, I didn't go to school.
Trong mệnh đề phụ thuộc "because it rained", liên từ phụ thuộc đứng đầu mệnh đề. -
She went to school although she was sick.
Trong mệnh đề phụ thuộc "although I was sick", liên từ phụ thuộc đứng đầu mệnh đề.
-
-
Trong một câu, mệnh đề chứa liên từ phụ thuộc có thể đứng trước hoặc đứng sau mệnh đề chính.
Hai câu sau đây tương đương với nhau về nghĩa:-
I didn't go to school because it rained. = Because it rained, I didn't go to school.
Tôi không đi học vì trời mưa. = Vì trời mưa, tôi không đi học. -
She went to school although she was sick. = Although she was sick, she went to school.
Cô ấy vẫn đi học mặc dù cô ấy bệnh. = Mặc dù cô ấy bệnh, cô ấy vẫn đi học.
-
Although she was sick, she went to school.
3. Liên từ phụ thuộc về thời gian
Liên từ phụ thuộc diễn đạt sự việc xảy ra cùng lúc
Để diễn đạt sự việc A xảy ra cùng lúc với sự việc B, chúng ta có thể dùng các liên từ phụ thuộc sau:
- when = trong khi
- while = trong khi
- as = trong khi
Cách dùng là:
- [Sự việc A] when/while/as [Sự việc B].
[Sự việc A] trong khi [Sự việc B]. - When/While/As [Sự việc B], [Sự việc A].
Trong khi [Sự việc B], [Sự việc A].
Ví dụ:
- His phone rang while he was eating dinner.
Điện thoại anh ấy reng chuông trong khi anh ấy đang ăn tối. - When his phone rang, he was eating dinner.
Khi điện thoại anh ấy reng chuông, anh ấy đang ăn tối.
Tuy sự việc A và sự việc B xảy ra cùng lúc, nhưng nếu khoảng thời gian xảy ra sự việc dài ngắn khác nhau, thì chúng ta sử dụng when, while hay as khác nhau.
- Nếu sự việc B xảy ra trong thời gian tương đối ngắn hoặc chớp nhoáng → chỉ được dùng when, không được dùng while hay as.
- Nếu sự việc B xảy ra trong thời gian tương đối dài → cả 3 đều có thể dùng được, nhưng thường dùng while và as hơn là when.
Chúng ta có thể thấy ngay ở ví dụ bên trên:
Sự việc "điện thoại reng chuông" và sự việc "anh ấy ăn tối" xảy ra cùng lúc. Tuy nhiên, "điện thoại reng chuông" thì khá là ngắn, còn sự việc "anh ấy ăn tối" thì khá dài, nên chúng ta phải dùng when/while/as tương ứng.
- His phone rang while he was eating dinner.
Điện thoại anh ấy reng chuông trong khi anh ấy đang ăn tối.
→ dùng while hoặc as vì "anh ấy đang ăn tối" là một sự việc dài. - When his phone rang, he was eating dinner.
Khi điện thoại anh ấy reng chuông, anh ấy đang ăn tối.
→ dùng when vì "điện thoại reng chuông" là một sự việc ngắn.
Một số ví dụ khác:
- My mother was cooking in the kitchen when she heard a scream outside.
Mẹ tôi đang nấu ăn trong bếp khi bà ấy nghe thấy một tiếng la ở ngoài đường.
→ Sự việc "nghe tiếng la ở ngoài đường" chỉ xảy ra trong tích tắc, nên chúng ta phải sử dụng when, không sử dụng while hay as. - My mother did the dishes while my father cleaned the house.
Mẹ tôi rửa chén trong khi bố tôi dọn dẹp nhà cửa.
→ Sự việc "rửa chén" và sự việc "dọn dẹp nhà cửa" đều diễn ra trong khoảng thời gian tương đối dài, nên chúng ta thường dùng while hoặc as hơn là when.
My mother did the dishes while my father cleaned the house.
Liên từ phụ thuộc diễn đạt sự việc xảy ra tại một thời điểm nào đó
Để diễn đạt một sự việc xảy ra tại một thời điểm nào đó, chúng ta dùng các liên từ phụ thuộc sau:
- when = khi, mỗi khi
- whenever = mỗi khi
- once = ngay khi, một khi
Ví dụ:
- When John was five years old, his family moved to the US.
Khi John 5 tuổi, gia đình anh ấy chuyển đến Mỹ. - When John turns 18 years old, he will move out.
Khi John được 18 tuổi, anh ấy sẽ chuyển ra ngoài sống. - John calls his mother when/whenever he feels lonely.
John gọi điện cho mẹ mỗi khi anh ấy cảm thấy cô đơn. - Once I've found the key I'll call you.
Ngay khi tôi tìm thấy chìa khoá tôi sẽ gọi cho bạn.
Liên từ phụ thuộc diễn đạt sự việc xảy ra trước hoặc sau sự việc khác
Để diễn đạt sự việc này xảy ra trước hoặc xảy ra sau sự việc kia, chúng ta dùng các liên từ phụ thuộc sau:
- before = trước khi
- after = sau khi
Ví dụ:
- Before I arrived at the office, she had left.
Trước khi tôi đến văn phòng, cô ấy đã đi khỏi. - I arrived at the office after she had left.
Tôi đến văn phòng sau khi cô ấy đã đi khỏi. - I always brush my teeth before I go to bed.
Tôi luôn đánh răng trước khi tôi đi ngủ. - After he retired in 2010, he traveled the world.
Sau khi ông ấy nghỉ hưu vào năm 2010, ông ấy đã đi du lịch vòng quanh thế giới.
After he retired in 2010, he traveled the world.
Liên từ phụ thuộc diễn đạt sự việc bắt đầu diễn ra kể từ một thời điểm nào đó
Để diễn đạt sự việc bắt đầu diễn ra kể từ một thời điểm nào đó, chúng ta dùng liên từ phụ thuộc since:
- since = kể từ khi
Ví dụ:
- Tom hasn't called us since he left for Berlin.
Tom chưa gọi điện cho chúng tôi kể từ khi anh ấy đi Berlin. - Since he left school, he has had three different jobs.
Từ khi anh ấy tốt nghiệp, anh ấy đã làm 3 công việc khác nhau.
Liên từ phụ thuộc diễn đạt sự việc diễn ra cho đến khi một sự việc khác xảy ra thì dừng lại
Để diễn đạt sự việc diễn ra cho đến khi một sự việc khác xảy ra thì dừng lại, chúng ta dùng liên từ phụ thuộc until:
- until = cho đến khi
Ví dụ:
- They sat on the beach until the sun went down.
Họ ngồi trên bãi biển cho đến khi mặt trời lặn. - Until she spoke, nobody knew she could speak English.
Cho đến khi cô ấy nói chuyện, không ai biết rằng cô ấy có thể nói tiếng Anh. - He polished his shoes until they shone.
Anh ấy đánh giày cho đến khi chúng sáng bóng.
They sat on the beach until the sun went down.
4. Liên từ phụ thuộc về nơi chốn
Để diễn đạt một sự việc xảy ra tại một địa điểm nào đó, chúng ta dùng các liên từ phụ thuộc sau:
- where = ở nơi, đến nơi
- wherever = bất cứ nơi nào, bất cứ nơi đâu
Ví dụ:
- Please sit where I can see you.
Hãy ngồi ở chỗ tôi có thể nhìn thấy bạn. - Wherever you go, I follow.
Bất cứ nơi nào bạn đi, tôi sẽ đi theo đó.
5. Liên từ phụ thuộc chỉ nguyên nhân, lý do
Để diễn đạt nguyên nhân hay lý do của một sự việc, chúng ta dùng các liên từ phụ thuộc sau:
- because = bởi vì
- since = bởi vì (khá trang trọng)
- as = bởi vì (khá trang trọng)
- seeing that = bởi vì (khá thân mật)
- now that = bởi vì giờ đây
Ví dụ:
- I've cut down on soda because I'm trying to lose weight.
Tôi đã giảm uống nước ngọt bởi vì tôi đã cố gắng giảm cân. - Since the train was delayed for more than an hour, passengers were given a full refund.
Vì tàu bị hoãn hơn một tiếng đồng hồ, hành khách được hoàn tiền hoàn toàn. - As it was getting late, we decided to go home.
Vì trời đã tối, chúng tôi quyết định về nhà. - We could go and visit Wendy, seeing that we have to drive past her house anyway.
Chúng ta nên đi thăm Wendy, vì đằng nào cũng ta cũng chạy xe ngang qua nhà cô ấy. - Now that I live close to work, I often walk to work.
Vì bây giờ tôi sống ở gần công ty, tôi thường đi bộ đi làm.
I've cut down on soda because I'm trying to lose weight.
6. Liên từ phụ thuộc chỉ mục đích
Để diễn đạt mục đích của một sự việc, chúng ta dùng các liên từ phụ thuộc sau:
- so (that) = để mà
- in order that = để mà (ít thông dụng)
Ví dụ:
- John stayed at work late so (that) he could complete the report.
John ở lại văn phòng trễ để anh ấy có thể hoàn thành bản báo cáo. - I gave John a map so (that) he wouldn't get lost.
Tôi đã đưa cho John một tấm bản đồ để anh ấy không đi lạc đường. - All relevant information has been provided in order that students can choose the best course.
Tất cả các thông tin liên quan đã được cung cấp để sinh viên có thể lựa chọn khóa học tốt nhất.
John stayed at work late so that he could complete the report.
7. Liên từ phụ thuộc chỉ sự tương phản, đối lập
Trong trường hợp ta muốn nói sự việc A tương phản đối lập với sự việc B, thì trong tiếng Anh có phân biệt 2 loại:
- Đối lập bất ngờ: không theo suy luận logic, sự việc A theo lý thì không thể xảy ra khi sự việc B xảy ra.
- Đối lập đơn thuần: thuận theo suy luận logic, chỉ đơn giản nói rằng sự việc A khác với sự việc B.
Ví dụ:
- While John grew up in Spain, he can't speak Spanish.
Mặc dù John lớn lên ở Tây Ban Nha, anh ấy không biết nói tiếng Tây Ban Nha.
→ Theo suy luận thông thường thì do lớn lên ở Tây Ban Nha, John phải biết nói tiếng Tây Ban Nha, nhưng thực tế thì không. Đây là một sự đối lập bất ngờ. - While John grew up in Spain, his sister grew up in the US.
Trong khi John lớn lên ở Tây Ban Nha, em gái của anh ấy lớn lên ở Mỹ.
→ Câu này chỉ đơn giản nói rằng hoàn cảnh lớn lên của 2 người là khác nhau. Đây là một sự đối lập đơn thuần.
Đối với các trường hợp đối lập bất ngờ, chúng ta có thể dùng các liên từ phụ thuộc sau:
- although = mặc dù, tuy là
- though = mặc dù, tuy là
- even though = mặc dù, tuy là
- while = mặc dù, tuy là
(khi dùng while với nghĩa này, mệnh đề có while không được đứng sau mệnh đề chính)
Ví dụ:
- Although the dish looked pretty, it tasted really bad.
Mặc dù món ăn trong đẹp mắt, nó dỡ tệ. - I enjoyed her new novel though it's not as good as her last one.
Tôi thích quyển tiểu thuyết mới của cô ấy tuy là nó không hay bằng quyển trước. - Even though the night air was hot, she slept soundly.
Mặc dù không khí ban đêm rất nóng, cô ấy ngủ ngon lành. - While I am willing to help, I do not have much time available.
Tuy là tôi rất muốn giúp đỡ, tôi không có nhiều thời gian trống.
Đối với các trường hợp đối lập đơn thuần, chúng ta có thể dùng các liên từ phụ thuộc sau:
- while = trong khi, còn
- whereas = trong khi, còn
Ví dụ:
- Ben gets lots of homework from school, while Chris gets very little.
Ben có nhiều bài tập về nhà, còn Chris thì có rất ít. - He must be about 60, whereas his wife looks about 30.
Ông ấy chắc là khoảng 60 tuổi, trong khi vợ ông ấy nhìn có vẻ khoảng 30 tuổi.
Even though the night air was hot, she slept soundly.
8. Liên từ phụ thuộc chỉ sự so sánh
Liên từ phụ thuộc so sánh 2 sự việc là giống nhau
Để so sánh 2 sự việc là giống nhau, chúng ta dùng các liên từ phụ thuộc sau:
- like = giống như
- as = giống như
- as... as = giống như
Ví dụ:
- You should do it like I showed you.
Bạn nên làm giống như tôi đã chỉ cho bạn. - As I said yesterday, the work schedule has been changed.
Như tôi đã nói hôm qua, lịch trình làm việc đã bị thay đổi. - She sings as beautifully as a singer (does).
Cô ấy hát hay như ca sĩ (hát).
Liên từ phụ thuộc so sánh 2 sự việc hơn kém nhau
Để so sánh hơn kém, chúng ta dùng các liên từ phụ thuộc sau:
- than = hơn
Ví dụ:
- This problem is more difficult than that one (is).
Vấn đề này khó hơn vấn đề kia. - The price was higher than we had expected.
Giá tiền đắt hơn chúng tôi kỳ vọng.
Liên từ phụ thuộc so sánh giữa 1 sự việc có thật và 1 sự việc không có thật
Để diễn đạt sự so sánh giữa 1 sự việc có thật và 1 sự việc không có thật, chúng ta dùng các liên từ phụ thuộc sau:
- as if = như thể
- as though = như thể
Ví dụ:
- After the interruption, the speaker went on with his speech as if nothing had happened.
Sau khi bị ngắt lời, người diễn giả tiếp tục bài phát biểu như thể không có chuyện gì xảy ra. (nhưng sự thật là đã có chuyện gì đó xảy ra)
→ Ta đang so sánh 1 sự việc có thật (diễn giả tiếp tục bài phát biểu) với 1 sự việc không có có thật (không có chuyện gì xảy ra). - When I told them my plan, they looked at me as though I was mad.
Khi tôi nói cho họ về kế hoạch của mình, họ nhìn tôi như thể tôi bị điên. (nhưng sự thật là tôi không bị điên)
→ Ta đang so sánh 1 sự việc có thật (họ nhìn tôi) với 1 sự việc không có thật (tôi bị điên). - I don't like Tim. He talks as if he knew everything.
Tôi không thích Tim. Anh ấy nói chuyện như thể anh ấy biết hết mọi thứ. (nhưng sự thật là anh ấy không biết hết mọi thứ)
→ Ta đang so sánh 1 sự việc có thật (anh ấy nói chuyện) với 1 sự việc không có thật (anh ấy biết hết mọi thứ).
As I said yesterday, the work schedule has been changed.
Lưu ý quan trọng: bởi vì sự việc bên trong mệnh đề as if và as though là không có thật, nên ta diễn đạt sự "không có thật" này bằng cách "lùi thì":
- Không có thật ở hiện tại → động từ chia thì quá khứ
- When I told them my plan, they looked at me as though I was mad.
(hiện tại tôi không bị điên, nên ta phải lùi thì về quá khứ là was)
- When I told them my plan, they looked at me as though I was mad.
- Không có thật ở quá khứ → động từ chia thì quá khứ hoàn thành
- After the interruption, the speaker went on with his speech as if nothing had happened.
(trong quá khứ đã có chuyện xảy ra, nên ta phải lùi thì về quá khứ hoàn thành là had happened)
- After the interruption, the speaker went on with his speech as if nothing had happened.
Bên cạnh đó, trong văn nói hằng ngày chúng ta cũng có thể dùng liên từ like thay cho as if hay as though mà câu nói vẫn giữ nguyên ý nghĩa. Tuy nhiên khi đó, mệnh đề like sẽ không cần phải "lùi thì".
Hãy so sánh các ví dụ sau:
- John trông có vẻ sợ hãi giống như anh ấy vừa gặp ma.
- John looks terrified as if he had just seen a ghost.
→ sự việc "gặp ma" không có thật trong quá khứ, nên ta phải lùi thì về quá khứ hoàn thành là had seen. - John looks terrified like he just saw a ghost.
→ sự việc "gặp ma" không có thật trong quá khứ, nhưng vì ta dùng liên từ like nên ta không cần lùi thì về quá khứ hoàn thành, mà vẫn có thể dùng thì quá khứ đơn là saw.
- John looks terrified as if he had just seen a ghost.
9. Liên từ phụ thuộc chỉ sự giả định
Để giả định một sự việc nào đó xảy ra, chúng ta chủ yếu dùng các liên từ phụ thuộc sau:
- if = nếu
- unless = trừ khi
Ví dụ:
- If you won't study now, you will fail the test.
Nếu bạn không học bây giờ, bạn sẽ trượt bài thi đó. - I sleep with the window open unless it's really cold.
Tôi để cửa sổ mở khi ngủ, trừ khi trời rất lạnh.
Để học chi tiết về điểm ngữ pháp này, bạn có thể học tiếp ở bài Câu điều kiện trong tiếng Anh.
Ngoài ra, chúng ta cũng có một số liên từ chỉ sự giả định khác, mang những sắc thái khác nhau:
- in case = trong trường hợp, phòng khi
- assuming (that) = giả sử như
- supposing (that) = giả sử như
- provided (that) / providing (that) = miễn là
- as long as / so long as = miễn là
Ví dụ:
- In case you haven't figured it out, let me explain the exercise.
Trong trường hợp bạn chưa biết cách làm, hãy để tôi giải thích bài tập này cho. - Assuming (that) he’s still alive, how old would he be now?
Giả sử (rằng) ông ấy còn sống, thì bây giờ ông ấy bao nhiêu tuổi? - You can withdraw up to £300 a day, as long as you have the money in your account.
Bạn có thể rút tiền lên đến 300 bảng mỗi ngày, miễn là bạn có tiền trong tài khoản.
You can withdraw up to £300 a day, as long as you have the money in your account.
10. Liên từ phụ thuộc chỉ sự phân vân
Để thể hiện sự phân vân giữa 2 sự việc, lựa chọn,... ta dùng các liên từ phụ thuộc sau:
- whether = liệu (A hay B) / liệu (có hay không)
- if = liệu (A hay B) / liệu (có hay không)
Ví dụ:
- I doubt whether the plan will work.
Tôi nghi ngờ liệu kế hoạch có thành công hay không. - She asked him whether he had done it all himself or whether someone had helped him.
Cô ấy hỏi anh ấy liệu anh ấy đã tự làm hết hay liệu có ai đó đã giúp đỡ anh ấy. - She asked him if he saw her brother at the party or not.
Cô ấy hỏi anh ấy liệu anh ấy có thấy em trai cô ấy ở bữa tiệc hay không. - I'm not sure if I should buy the red one or the blue one.
Tôi không biết liệu tôi nên mua cái màu đỏ hay cái màu xanh.
Ngoài ra, chúng ta còn sử dụng whether trong các cấu trúc sau:
- whether... or... = dù... hay...
Ví dụ:
- Whether you like it or not, I'm going to the concert.
Dù bạn có thích hay không, tôi sẽ đi xem buổi diễn ca nhạc. - Someone has to tell her the truth, whether it's you or me.
Ai đó phải nói sự thật cho cô ấy biết, dù là bạn hay tôi.
11. Liên từ phụ thuộc "that"
Chúng ta dùng liên từ phụ thuộc "that" sau một số động từ / tính từ / danh từ, để nói rõ hơn về động từ / tính từ / danh từ đó.
Ví dụ:
- He knew (that) something bad had happened.
Anh ấy biết (rằng) có chuyện gì xấu đã xảy ra. - They were afraid (that) we were going to be late.
Họ e sợ (rằng) chúng tôi sẽ tới trễ. - The police are investigating the possibility that a bomb was planted on the jet.
Cảnh sát đang điều tra khả năng là một quả bom đã được cài trên máy bay.
Sau động từ và tính từ thì thường lược bỏ that, còn sau danh từ thì thường không lược bỏ that.
Một số động từ đi với that: say, tell, admit, believe, think, know, hope
Một số tính từ đi với that: sure, certain, right, important, afraid, pleased, sorry, surprised, worried
Một số danh từ đi với that: belief, fact, hope, idea, possibility, suggestion, statement, claim, comment, argument
12. Lưu ý các liên từ có nhiều nghĩa
Như bạn có thể đã để ý, một số liên từ phụ thuộc nói trên có thể có nhiều nghĩa. Vì vậy chúng ta cần lưu ý để đọc hiểu cho đúng!
- while:
- trong khi (thời gian)
- trong khi (tương phản đối lập)
- as:
- trong khi (thời gian)
- bởi vì (nguyên nhân)
- giống như (so sánh)
- since:
- từ khi (thời gian)
- bởi vì (nguyên nhân)
- if:
- nếu (giả định)
- liệu (phân vân)
13. Tổng kết
? Ghi nhớ:
-
Liên từ phụ thuộc được dùng để nối 2 mệnh đề trong câu lại với nhau và thiết lập mối quan hệ của chúng với nhau.
Mệnh đề bắt đầu bằng liên từ phụ thuộc là mệnh đề phụ thuộc, mệnh đề còn lại là mệnh đề chính. -
Liên từ phụ thuộc đứng đầu mệnh đề phụ thuộc.
Mệnh đề chứa liên từ phụ thuộc có thể đứng trước hoặc đứng sau mệnh đề chính. -
Các liên từ phụ thuộc chỉ thời gian:
- when = trong khi
- while = trong khi
- as = trong khi
- when = khi, mỗi khi
- whenever = mỗi khi
- before = trước khi
- after = sau khi
- since = kể từ khi
- until = cho đến khi
-
Các liên từ phụ thuộc chỉ nơi chốn:
- where = ở nơi
- wherever = ở bất cứ nơi nào
-
Các liên từ phụ thuộc chỉ nguyên nhân, kết quả:
- because = bởi vì
- since = bởi vì (khá trang trọng)
- as = bởi vì (khá trang trọng)
- seeing that = bởi vì (khá thân mật)
- now that = bởi vì giờ đây
-
Các liên từ phụ thuộc chỉ mục đích:
- so (that) = để mà
- in order that = để mà (ít thông dụng)
-
Các liên từ phụ thuộc chỉ sự tương phản, đối lập:
- although = mặc dù, tuy là
- though = mặc dù, tuy là
- even though = mặc dù, tuy là
- while = mặc dù, tuy là
- while = trong khi, còn
- whereas = trong khi, còn
-
Các liên từ phụ thuộc chỉ sự so sánh:
- like = giống như
- as = giống như
- than = hơn
- as if = như thể
- as though = như thể
-
Các liên từ phụ thuộc chỉ sự giả định:
- if = nếu
- unless = trừ khi
- in case = trong trường hợp, phòng khi
- assuming (that) = giả sử như
- supposing (that) = giả sử như
- provided (that) = miễn là
- providing (that) = miễn là
- as long as = miễn là
- so long as = miễn là
-
Các liên từ phụ thuộc chỉ sự phân vân:
-
whether = liệu (A hay B) / liệu (có hay không)
-
if = liệu (A hay B) / liệu (có hay không)
-
-
Ta dùng liên từ that để mở rộng ý nghĩa của một số động từ, tính từ, danh từ nhất định.
-
Lưu ý các liên từ có nhiều nghĩa: while, as, since.
Liên từ trong tiếng Anh có nhiều loại. Bạn có thể học chi tiết về từng loại trong các bài học dưới đây: