Mục lục:
1. Câu trần thuật là gì? (Indicative Sentences)
? Câu trần thuật là câu dùng để tuyên bố một sự việc hay để truyền đạt một thông tin nào đó.
Câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm câu (.).
Có 2 dạng câu trần thuật, đó là câu khẳng định và câu phủ định:
Công thức | Ví dụ | |
---|---|---|
Khẳng định | Chủ ngữ + (Trợ động từ) + Động từ |
|
Phủ định | Chủ ngữ + Trợ động từ + NOT + Động từ |
|
Câu khẳng định
? Câu khẳng định đơn giản là câu nói về một điều gì đó xảy ra.
Câu khẳng định có công thức là Chủ Ngữ + Động Từ, với chủ ngữ là chủ thể thực hiện hành động, còn động từ là hành động.
Ví dụ:
-
He is free after 8pm.
Anh ấy rảnh rỗi sau 8 giờ tối. -
She can play the guitar.
Cô ấy biết chơi đàn ghi-ta. -
Their family went to Thailand last year.
Gia đình của họ đã đến Thái Lan vào năm ngoái. -
I have been to Berlin before.
Tôi đã từng đến Berlin trước đây.
She can play the guitar.
Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về cấu trúc chủ ngữ và động từ của câu khẳng định trong tiếng Anh, bạn có thể học ngay qua 2 bài học chi tiết dưới đây:
Câu phủ định
? Câu phủ định là câu trái ngược lại với câu khẳng định: câu phủ định nói về một điều gì đó KHÔNG xảy ra.
Ví dụ:
-
He is not free after 8pm.
Anh ấy không rảnh rỗi sau 8 giờ tối. -
She cannot play the guitar.
Cô ấy không biết chơi đàn ghi-ta. -
Their family did not go to Thailand last year.
Gia đình của họ đã không đến Thái Lan vào năm ngoái. -
I have not been to Berlin before.
Tôi chưa từng đến Berlin trước đây.
He is not free after 8pm.
Để tạo thành một câu phủ định, bạn chỉ cần thêm từ not vào câu khẳng định theo quy tắc sau:
-
Với động từ to be hoặc động từ khiếm khuyết:
-
Thêm not trực tiếp vào động từ.
-
-
Với động từ thường khác: thêm not vào sau trợ động từ, cụ thể là:
-
Nếu động từ ở thì hiện tại đơn: Thêm not vào sau trợ động từ do hoặc does rồi chuyển động từ chính về lại nguyên mẫu.
-
Nếu động từ ở thì quá khứ đơn: Thêm not vào sau trợ động từ did rồi chuyển động từ chính về lại nguyên mẫu.
-
Nếu động từ ở các thì khác: Thêm not vào sau trợ động từ.
-
Chúng ta có thể hiểu rõ hơn về quy tắc này qua các ví dụ ở trên:
-
He is free after 8pm. → He is not free after 8pm.
Câu này có is là động từ to be, nên phủ định cần thêm not sau động từ to be. -
She can play the guitar. → She cannot play the guitar.
Câu này có can là động từ khiếm khuyết, nên phủ định cần thêm not sau động từ khiếm khuyết.
Bạn cũng lưu ý là not viết dính liền với can (can + not = cannot), còn các động từ khiếm khuyết khác thì viết cách ra (should + not = should not) -
Their family went to Thailand last year. → Their family did not go to Thailand last year.
Câu này có went là động từ thường ở thì quá khứ đơn, nên phủ định cần thêm not sau trợ động từ did, còn went chuyến thành dạng nguyên mẫu là go. -
I have been to Berlin before. → I have not been to Berlin before.
Câu này có have been là động từ to be ở thì hiện tại hoàn thành, nên phủ định cần thêm not sau trợ động từ have, còn been giữ nguyên.
2. Câu nghi vấn là gì? (Interrogative Sentences)
? Câu nghi vấn, hay còn được gọi đơn giản là câu hỏi, là câu dùng để hỏi. Câu nghi vấn được kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?).
Có 3 loại câu nghi vấn chính:
- Câu hỏi Yes/No
- Câu hỏi có từ hỏi
- Câu hỏi có lựa chọn
Công thức | Ví dụ | |
---|---|---|
Câu hỏi Yes/No | Trợ động từ + Chủ ngữ + Động từ + (Tân ngữ) |
|
Câu hỏi có từ hỏi | Từ hỏi + Trợ động từ + Chủ ngữ + Động từ + (Tân ngữ) |
|
Câu hỏi có lựa chọn | Là câu hỏi Yes/No, và có các lựa chọn được nối với nhau bởi từ or |
|
Câu hỏi Yes/No
? Câu hỏi Yes/No là câu hỏi buộc người nghe phải trả lời có hoặc không.
Để chuyển một câu khẳng định sang câu hỏi Yes/No, chúng ta cần "đảo vị trí của động từ" như sau:
-
Nếu động từ là động từ to be hoặc động từ khiếm khuyết thì chúng ta đảo vị trí của động từ to be hoặc động từ khiếm khuyết ra phía trước chủ ngữ.
-
Nếu động từ là động từ thường thì: đảo vị trí của trợ động từ ra trước chủ ngữ, cụ thể là:
-
Nếu động từ ở thì hiện tại đơn: Thêm trợ động từ do hoặc does trước chủ ngữ, rồi đổi động từ về dạng nguyên mẫu.
-
Nếu động từ ở thì quá khứ đơn: Thêm trợ động từ did trước chủ ngữ, rồi đổi động từ về dạng nguyên mẫu.
-
Nếu động từ ở các thì khác: đảo vị trí của trợ động từ ra trước chủ ngữ.
-
Ví dụ:
-
This is his book. → Is this his book?
Đây là quyển sách của anh ấy. → Đây có phải là quyển sách của anh ấy không?
Câu này có is là động từ to be, nên chúng ta đảo vị trí của is ra trước chủ ngữ. -
She can swim fast. → Can she swim fast?
Cô ấy có thể bơi nhanh. → Cô ấy có thể bơi nhanh không?
Câu này có can là động từ khiếm khuyết, nên chúng ta đảo vị trí của can ra trước chủ ngữ. -
She speaks English. → Does she speak English?
Cô ấy nói tiếng Anh. → Cô ấy có nói tiếng Anh không?
Câu này có speaks là động từ thường ở thì hiện tại đơn, nên chúng ta thêm trợ động từ does trước chủ ngữ và đổi động từ speaks về dạng nguyên mẫu là speak. -
They will start work today. → Will they start work today?
Họ sẽ bắt đầu lằm việc hôm nay. → Họ sẽ bắt đầu lằm việc hôm nay phải không?
Câu này có will start là động từ thường ở thì tương lai đơn, nên chúng ta đổi trợ động từ will ra trước chủ ngữ và đổi động từ start về dạng nguyên mẫu là start.
Does she speak English?
Để chuyển một câu phủ định sang câu hỏi Yes/No, chúng ta có thể cũng làm tương tự:
- This is not your book. → Is this not your book?
- She cannot swim fast. → Can she not swim fast?
- She does not speak English. → Does she not speak English?
- They will not start work today. → Will they not start work today?
Câu hỏi có từ hỏi
? Câu hỏi có từ hỏi là các câu hỏi bắt đầu bằng những từ hỏi: What, Which, Who, Whom, Where, When, Why, How, Whose. Đây là những câu hỏi để hỏi cái gì, ở đâu, khi nào, vân vân...
Để chuyển một câu khẳng định sang câu hỏi có từ hỏi, chúng ta làm như sau:
- Bước 1: Chúng ta muốn hỏi về cái gì, thì dùng từ hỏi tương ứng đặt ở đầu câu.
- Bước 2: Thực hiện "đảo vị trí của động từ" tương tự như câu hỏi Yes/No.
- Lưu ý: Nếu từ hỏi là chủ ngữ thì không cần "đảo vị trí của động từ".
Ví dụ 1:
-
Giả sử chúng ta nhìn thấy một người đàn ông.
-
Trong trường hợp ta đã biết tên thì chúng ta sẽ nói là: This man is [tên người đàn ông]. = Người đàn ông này là [tên người đàn ông].
-
Nhưng vì ta không biết tên nên chúng ta đặt câu hỏi: Who is this man? = Người đàn ông này là ai?
-
-
Giải thích:
-
Bước 1: Chúng ta muốn hỏi "ai" nên phải dùng từ hỏi who và đặt nó ở đầu câu (thay vì sau động từ như trong câu trần thuật).
-
Bước 2: Câu này có is là động từ to be, nên chúng ta đảo vị trí của is ra trước chủ ngữ.
-
Ví dụ 2:
-
Giả sử chúng ta nhận được một bưu phẩm.
-
Trong trường hợp ta đã biết người gửi là ai thì chúng ta sẽ nói là: [người gửi] sent me this package. = [Người gửi] đã gửi cho tôi bưu phẩm này.
-
Nhưng vì ta không biết người gửi là ai nên chúng ta đặt câu hỏi: Who sent me this package? = Ai đã gửi cho tôi bưu phẩm này?
-
-
Giải thích:
-
Bước 1: Chúng ta muốn hỏi "ai" nên phải dùng từ hỏi who và đặt nó ở đầu câu (thay vì sau động từ như trong câu trần thuật).
-
Bước 2: Trong câu hỏi này, từ hỏi chính là chủ ngữ (who là người thực hiện hành động sent, nên who là chủ ngữ), nên ta không cần đảo vị trí của động từ sent ra trước chủ ngữ.
-
Ví dụ 3:
-
Giả sử ta muốn đỗ xe.
-
Trong trường hợp ta đã biết vị trí đỗ xe thì chúng ta sẽ nói là: I can park my car [ở vị trí...]. = Tôi có thể đỗ xe [ở vị trí...].
-
Nhưng vì ta không biết vị trí đỗ xe nên chúng ta đặt câu hỏi: Where can I park my car. = Tôi có thể đỗ xe ở đâu?
-
-
Giải thích:
-
Bước 1: Chúng ta muốn hỏi "ở đâu" nên phải dùng từ hỏi where và đặt nó ở đầu câu (thay vì sau tân ngữ như trong câu trần thuật).
-
Bước 2: Câu này có can park là động từ khiếm khuyết + động từ chính, nên chúng ta đổi động từ khiếm khuyết can ra trước chủ ngữ và đổi động từ park về dạng nguyên mẫu là park.
-
Where can I park my car?
Câu hỏi có lựa chọn
? Câu hỏi có lựa chọn là câu hỏi có đưa ra một số phương án khác để người nghe lựa chọn.
Câu hỏi có lựa chọn giống hệt cấu trúc của câu hỏi Yes/No, chúng ta chỉ cần ngăn cách các lựa chọn bằng từ or (hoặc/hay).
Ví dụ:
-
Is this his book or your book?
Đây là sách của anh ấy hay sách của bạn? -
Does she speak English or French?
Cô ấy nói tiếng Anh hay tiếng Pháp? -
Are you a doctor or a nurse?
Anh là bác sĩ hay y tá? -
Did they win or lose?
Họ đã thắng hay thua vậy? -
Have you been to Paris or London?
Bạn đã từng đến Paris hay London chưa?
Does she speak English or French?
3. Mở rộng về câu phủ định
Đối với các động từ đang chia ở thể (form) chứ không ở thì (tense) như To + Verb và V-ing, khi dùng ở phủ định thì ta thêm not vào trước động từ. Ví dụ:
- We enjoy not staying up late at night.
- In order not to come late for the party, she set the alarm.
- He asked me not to call him after 9pm.
Đối với dạng câu phủ định của câu trần thuật, ngoài việc thêm not vào trợ động từ, ta có thể làm những cách sau:
a. Dùng những từ mang nghĩa phủ định vào trong câu:
Gồm những từ như: No, None, No one, Nobody, Nothing,...
Ví dụ:
-
She had no money left.
Cô ấy không còn tiền. -
None of my students got the prize.
Không có học sinh nào của tôi đoạt giải cả. -
No one is at home right now.
Không có ai ở nhà bây giờ. -
Nothing can change my love for you.
Không có gì có thể thay đổi tình yêu của anh dành cho em.
b. Thêm các trạng từ phủ định vào câu.
Gồm những trạng từ như: never, few, hardly, little, rarely, scarcely, seldom,...
Ví dụ:
-
I have never seen such a lovely story like that before.
Tôi chưa bao giờ thấy một chuyện tình lãng mạn như vậy bao giờ. -
She hardly works.
Cô ấy hầu như chẳng làm việc gì cả. -
We seldom go to the museum.
Chúng tôi rất hiếm khi đến bảo tàng.
4. Mở rộng về câu nghi vấn
Trong tiếng Anh còn có một dạng câu nghi vấn nữa, đó là "câu hỏi đuôi".
Câu hỏi đuôi thật ra những câu khẳng định hoặc phủ định, nhưng người nói không chắc chắn lắm và muốn hỏi lại người nghe cho chắc.
Ví dụ câu khẳng định:
-
This is his book, isn't it?
Đây là sách của anh ấy, phải vậy không? -
She can swim fast, can't she?
Cô ấy có thể bơi nhanh, phải vậy không? -
She speaks English, doesn't she?
Cô ấy nói tiếng Anh, đúng phải vậy không?
Ví dụ câu phủ định:
-
This is not his book, is it?
Đây không phải là sách của anh ấy, phải vậy không? -
She cannot swim fast, can she?
Cô ấy không thể bơi nhanh, phải vậy không? -
She doesn't English, does she?
Cô ấy không nói tiếng Anh, đúng phải vậy không?
5. Tổng kết
? Ghi nhớ:
-
Câu trần thuật là câu dùng để tuyên bố một sự việc hay để truyền đạt một thông tin nào đó. Câu trần thuật kết thúc bằng dấu chấm câu (.).
-
Có 2 loại câu trần thuật:
-
Câu khẳng định: Chủ ngữ + Động từ.
-
Câu phủ định: thêm not vào câu khẳng định vào vị trí thích hợp.
-
-
Câu nghi vấn là câu dùng để hỏi. Câu nghi vấn được kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?).
-
Có 3 loại câu nghi vấn chính:
-
Câu hỏi Yes/No: buộc người nghe phải trả lời có hoặc không.
-
Câu hỏi có từ hỏi: là các câu hỏi bắt đầu bằng những từ hỏi: What, Which, Who, Whom, Where, When, Why, How, Whose.
-
Câu hỏi có lựa chọn: là câu hỏi có đưa ra một số phương án khác để người nghe lựa chọn.
-
-
Ngoài việc thêm not vào trong câu, chúng ta cũng có thể tạo ra câu phủ định bằng 2 cách sau:
-
Dùng những từ mang nghĩa phủ định khác vào trong câu.
-
Dùng các trạng từ phủ định trong câu.
-
-
Còn có một dạng câu nghi vấn nữa, đó là "câu hỏi đuôi". Câu hỏi đuôi thật ra những câu khẳng định hoặc phủ định, nhưng người nói không chắc chắn lắm và muốn hỏi lại người nghe cho chắc.